Đề số 1 – Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi sắp tới.

Xem thêm: Đề số 68 – Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh

Tuyển tập đề ôn thi THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2022 được các Thầy/Cô biên soạn công phu, cực sát đề chính thức giúp bạn ôn luyện môn Địa Lí thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao.

Đề bài

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng với thiên nhiên nước ta?

A. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc là đới rừng nhiệt đới gió mùa.

B. Mỗi năm các đồng bằng nước ta lấn ra biển hàng trăm mét.

C. Đất chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi là đất mùn thô.

D. Đất phù sa chiếm gần 24% diện tích cả nước.

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta hiện nay?

A. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn thành thị.

B. Tốc độ tăng nguồn lao động cao hơn tốc độ tăng dân số.

C. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn.

D. Năng suất lao động thấp do chất lượng nguồn lao động chưa được cải thiện.

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học cho biết vùng có lượng mưa thấp nhất nước ta là vùng nào và cho biết nguyên nhân tại sao?

A. Thung lũng thượng nguồn sông Mã (nam Tây Bắc) , do khuất gió, xa biển và phơn tây nam.

B. Ninh Thuận- Bình Thuận, do địa hình song song với hướng gió và ảnh hưởng của dòng biển lạnh hoạt động mạnh.

C. Mường Xén (Nghệ An) do khuất gió, xa biển và chịu tác động của phơn tay nam khô nóng.

D. Thung lũng sông Ba (sông Đà Rằng), do khuất gió và xa biển.

Câu 4. Ý nào sau đây không còn chính xác với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay?

A. Tỉ số giới tính khi sinh mất cân đối, nam nhiều hơn nữ.

B. Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi.

C. Cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng ngày càng nhanh gây bùng nổ dân số.

D. Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng và miền núi.

Câu 5. Dựa vào yếu tố nào miền khí hậu phía Nam phân thành 2 mùa mưa, khô?

A. Chế độ nhiệt.

B. Chế độ mưa.

C. Chế độ bức xạ Mặt Trời. 

D. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

Câu 6. Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta là

A. kiểm soát tốc độ tăng dân số đi đôi đẩy mạnh phát triển kinh tế và phân bố hợp lí dân cư.

B. nâng cao chất lượng nguồn lao động và giảm gia tăng dân số xuống mức thấp.

C. giảm gia tăng dân số, tăng cường xuất khẩu lao động và đẩy mạnh đô thị hóa.

D. đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa và xuất khẩu lao động.

Câu 7. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15 cho biết thành phố nào sau đây không có mật độ dân số quá 2000  người/km2 ?

A. Biên Hòa. 

B. Hải Phòng.

C. Hà Nội.

D. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 8. Cho bảng số liệu

Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị của nước ta qua các năm

 

 

Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?

A. Dân số nông thôn tăng nhưng đang giảm đi trong cơ cấu.

B. Dân số thành thị tăng nhưng đang giảm đi trong cơ cấu.

C. Dân số nông thôn giảm nhưng đang tăng lên trong cơ cấu.

D. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm.

Câu 9. Ba đỉnh núi cao nhất của nước ta được sắp xếp theo thứ tự độ cao giảm dần là

A. Pusilung, Phanxipăng, Puxailaileng. 

B. Phanxipăng, Puxailaileng, Pusilung.

C. Phanxipăng, Pusilung, Puxailaileng. 

D. Puxailaileng, Pusilung, Phanxipăng.

Câu 10. Dãy núi nào ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao?

A. Cánh cung Ngân Sơn.  

B. Hoàng Liên Sơn.

C. Phanxipăng.

D. Trường Sơn.

Câu 11. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, 16 và kiến thức đã học cho biết nhận định nào sau đây chính xác nhất?

A. Có nhiều thành phần dân tộc, trong đó người thiểu số chỉ sống ở các khu vực miền núi.

B. Cơ cấu dân số đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng” với tỉ lệ giới tính nam nhiều hơn nữ.

C. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trong đó đồng bằng sông Hồng có mật độ cao nhất và nhiều đô thị lớn nhất.

D. Tỉ lệ thành thị có sự biến động theo thời gian và nước ta hiện có trên 800 đô thị.

Câu 12. Vùng trời của một quốc gia có chủ quyền được quy định như thế nào?

A. Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới ngoài của thềm lục địa.

B. Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế và không gian trên các đảo.

C. Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền và không gian trên các đảo.

D. Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo.

Câu 13. Cho bảng số liệu sau

Lượng mưa (mm) của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

 

 

Nguyên nhân nào làm Hà Nội có mưa cực đại vào tháng 8, Thành phố Hồ Chí Minh mưa cực đại vào tháng 9?

A. Tháng 8 dải hội tụ nhiệt đới vắt ngang ở Hà Nội, tháng 9 hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Hoạt động mạnh của gió mùa Đông Nam và ảnh hưởng của bão ở 2 địa điểm trên.

C. Mặt trời lên thiên đỉnh ở cả 2 địa điểm trên và ảnh hưởng của bão.

D. Hoạt động mạnh của bão vào tháng 8 ở Hà Nội, gió Tín Phong hoạt động mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9.

Câu 14. Ở miền khí hậu phía Bắc, vào mùa đông xuất hiện những ngày có thời tiết nắng, ấm. Kiều thời tiết này được đem lại bởi

A. gió phơn Tây Nam khô nóng.

B. gió Tín Phong Bắc Bán Cầu.

C. gió mùa Đông Nam.  

D. gió mùa đông qua biển biến tính trở nên nóng ẩm.

Câu 15. Vùng biển mà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ông dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động hàng hải và hàng không theo luật biển 1982 là

A. vùng lãnh hải.   

B. thềm lục địa.

C. vùng biển và vùng trời trên biển. 

D. vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Nhiều bãi bồi ven sông.

B. Nhiều đầm lầy, ô trũng ngập nước.

C. Ngoài cùng là cồn cát, đầm phá, ở giữa là vùng đất trũng, trong cùng là đồng bằng.

D. Gồm vùng thượng châu thổ và vùng hạ châu thổ.

Câu 17. Hiện nay (tháng 1 năm 2018) tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có những ngày có hiện tượng tuyết và đóng băng. Vì sao xứ sở nhiệt đới lại có hiện tượng này?

A. Mẫu Sơn nằm ở vĩ độ cao và ở vị trí trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

B. Mẫu Sơn nằm cao so với mực nước biển và ở vĩ độ cao cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

C. Mẫu Sơn nằm cao so với mực nước biển và ở vị trí trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

D. Do biến đổi khí hậu và sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc.

Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi cao nhất trong khối núi cực Nam Trung Bộ là đỉnh nào?

A. Ngọc Linh.                         B. Bi Doup.

C. Ngọc Krinh.                       D. Chư Yang Sin.

Câu 19. Biểu đồ dưới đây thể hiện nội dung nào?

 

A. Sự phân hóa theo mùa của chế độ nhiệt ẩm ở Hà Nội.

B. Chế độ mưa phân hóa theo mùa của Hà Nội.

C. Khí hậu phân hóa theo mùa của Hà Nội.

D. Lượng mưa trung bình năm và tháng mưa cực đại của Hà Nội.

Câu 20.Nhận định nào sau đây đúng hoàn toàn khi nói về một trong các đặc điểm của thiên nhiên nước ta?

A. Nước ta có mùa khô rất sâu sức do chịu tác động của phơn Tây Nam khô nóng và nơi có mùa khô kéo dài nhất là Bắc Trung Bộ.

B. Số tháng lạnh có xu hướng giảm từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây (xét cùng độ cao), từ vùng núi xuống đồng bằng.

C. Gió mùa đông bắc  hoạt động giảm dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ vùng núi xuống đồng bằng.

D. Nguyên nhân căn bản nhất làm thiên nhiên nước ta phân hóa bắc nam là do lãnh thổ kéo dài theo nhiều vĩ độ làm cho góc nhập xạ có sự chênh lệch  giữa hai miền lãnh thổ.

Câu 21. Vùng có nhiều đô thị trực thuộc Trung Ương nhất ở nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.  

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ.   

D. Miền Trung.

Câu 22. Nguyên nhân nào dẫn đến độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam?

A. Miền Bắc có nhiều núi cao hơn và có vĩ độ cao hơn miền Nam.

B. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão, frông cực và dòng biển lạnh.

C. Miền Bắc gần chí tuyến và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

D. Miền Bắc gần chí tuyến hơn và địa hình cao hơn so với miền Nam.

Câu 23. Cao nguyên nào sau đây không thuộc nhóm cao nguyên badan?        

A. Đắk Lắk.                            B. Di Linh.

C. Mơ Nông.                          D. Tà Phình.

Câu 24. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết các con sông ở cùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chủ yếu chảy theo hướng nào sau đây?

A. Tây Bắc – Đông Nam. 

B. Đông Bắc – Tây Nam.

C. Tây – Đông. 

D. Vòng cung.

Câu 25. Nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số theo tuổi hiện tại của nước ta?

A. Là thời kì lực lượng lao động của nước ta đạt mức tối ưu về số lượng cũng như chất lượng.

B. Là thời kì tạo ra cơ hội vàng để nước ta phát triển kinh tế với một tiềm lực lao động dồi dào nhất.

C. Là thời kì dân số có lực lượng trong độ tuổi lao động lớn nhất và tỉ lệ người phụ thuộc thấp nhất.

D. Là thời kì chuyển tiếp của dân số từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già.

Câu 26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho thấy hướng gió thịnh hành ở Đồng bằng sông Hồng vào mùa hạ là hướng nào sau đây?

A. Đông nam.                         B. Tây nam.

C. Tây bắc.                             D. Đông bắc.

Câu 27. Sau 11 năm chuẩn bị và đàm phán, tháng 1 năm 2007 Việt Nam chính thức là thành viên bao nhiêu của tổ chức WTO?

A. 11.                                      B. 180.

C. 105.                                    D. 150.

Câu 28. Cho bảng số liệu sau: Biến động diện tích rừng qua một số năm

(Nguồn sách giao khoa Địa lí 12)

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự biến động rừng của nước ta qua các năm là

A. cột và đường.                   

B. miền.

C. cột chồng. 

D. cột ghép.

Câu 29. Cho biểu đồ sau

 

Hãy cho biết biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Biều đồ thể hiện tỷ trọng sản lượng cao su, cà phê của Đông Nam so với thế giới.

B. Biểu đồ thể hiện sản lượng cao su, cà phê của Đông Nam Á và thế giới.

C. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng cao su, cà phê của Đông Nam Á và thế giới.

D. Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng cao su, cà phê trong ngành trồng trọt của Đông Nam Á và thế giới.

Câu 30. Vị trí của Trung Quốc được xếp vào khu vực

A. Đông Á.                             B. Đông Nam Á.

C. Bắc Á.                                D. Nam Á.

Câu 31. Cấu trúc địa hình lãnh thổ nội địa của Hoa Kỳ từ Tây sang Đông có các dạng cơ bản sau:

A. núi trẻ-núi già-đồng bằng  

B. đồng bằng-núi già -núi trẻ.

C. núi già – núi trẻ – đồng bằng.

D. đồng bằng – núi trẻ – núi già.

Câu 32. Sắp xếp thứ tự 4 đảo lớn của Nhật Bản từ Bắc xuống Nam là:

A. Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Hôn-su, Kiu-xiu.

B. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

C. Hôn-su,Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.  

D. Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hôn-su, Hô-cai-đô.

Câu 33. Cho bảng số liệu dưới đây

Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi

(Nguồn: SGK Địa lí 11)

Qua bảng số liệu trên cho thấy đặc điểm nào sau đây không đúng về dân số Nhật Bản?

A. Cơ cấu dân số theo độ tuổi bị già hóa.    

B. Tỉ lệ người già ngày càng tăng.

C. Lực lượng lao động bổ sung ngày càng tăng.

D. Tỉ suất tăng dân số giảm mạnh.

Câu 34. ASEAN là tên viết tắt của

A. Tổ chức thương mại tự do khu vực Đông Nam Á. 

B. Trại hè thanh niên Đông Nam Á.

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.  

D. Tổ chức các nước theo khu vực Đông Nam Á.

Câu 35. Cho bảng số liệu sau

Giá trị xuất, nhập khẩu của Liên Bang Nga thời kì 1997 – 2005 (Đơn vị: tỉ USD)

(Nguồn: Sách nâng cao Địa lí 11)

Từ bảng số liệu đã cho, hãy cho biết tình hình cán cân thương mại của Liên Bang Nga qua hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 1997 – 2005 là:

A. Nhập siêu và tăng đều qua các năm. 

B. Xuất siêu nhưng không đều qua các năm.

C. Xuất siêu và tăng đều qua các năm.  

D. Nhập siêu nhưng không đều qua các năm.

Câu 36. Đa phần ngành luyện kim phía Đông Hoa Kỳ là luyện kim đen, phía Tây là luyện kim màu, nhân tố tạo nên sự khác biệt đó là

A. do trình độ tay nghề theo ngành khác nhau của công nhân ở 2 phần lãnh thổ.

B. sự tiếp nối truyền thống sản xuất của từng lãnh thổ kinh tế.

C. nhu cầu của thị trường của từng lãnh thổ kinh tế.

D. sự khác nhau về khoáng sản của 2 phần lãnh thổ.

Câu 37. Nhận định nào sau đây đúng hoàn toàn với Liên Bang Nga?

A. Các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu diễn ra ở vùng Xibia vì tài nguyên giàu có, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời và có vùng biển rộng.

B. Dân cư tập trung chủ yếu ở phía nam vùng đồng bằng Đông Âu và cùng biển Viễn Đông vì giàu tài nguyên và giao thông thuận lợi.

C. Quy mô dân số ngày càng giảm, cơ cấu dân số già, mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 1 người/km2), tỉ lệ biết chữ xấp xỉ 100%.

D. Dẫn đầu thế giới về diện tích tự nhiên, tài nguyên rừng lá kim, tài nguyên khoáng sản, số múi giờ và tài nguyên đất nông nghiệp.

Câu 38. Cho biểu đồ sau

Biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2004

 

Dựa vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào dưới đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc?

A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng nhanh, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm nhanh.

B. Tình hình xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng không đáng kể.

C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng nhanh, tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng nhẹ.

D. Năm 1985 tỉ trọng giá trị nhập khẩu vượt xuất khẩu. Từ năm 1995 trở đi giá trị xuất khẩu vượt nhập khẩu.

Câu 39. Ranh giới tự nhiên giữa hai phần Nga và Nga Á là

A. sông Ê – nít – xây.               B. dãy núi Cáp – ca. 

C. sông Ô – bi.                        D. dãy núi U – ran.

Câu 40. Ngày nay các vàng đai chuyên canh của Hoa Kỳ được đa canh hóa vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Giúp khai thác hiệu các nguồn lực nông nghiệp, tránh rủi ro trên thị trường.

B. Khí hậu của Hoa Kỳ đã bị biến đổi theo khí hậu toàn cầu.

C. Đất đai có sự thay đổi chất trong quá trình canh tác.

D. Hình thức trang trại không mang lại sản phẩm có chất lượng tốt.

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
B A B C B
6 7 8 9 10
A B A C B
11 12 13 14 15
C D A B D
16 17 18 19 20
C A A B D
21 22 23 24 25
A C D A A
26 27 28 29 30
A D C B A
31 32 33 34 35
A B C C D
36 37 38 39 40
D C D D A

 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận