Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2022 có đáp án – Đề 12

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Xem thêm: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2022 có đáp án – Đề 11

Đề thi thử Ngữ văn THPT Quốc Gia là chuyên đề: Tổng hợp các đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ Văn mới nhất, tuyển chọn đề thi mới nhất, hướng dẫn giải đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc của học sinh. Nhiều năm qua, Tailieufree luôn cập nhật những gì mới nhất của Bộ qua các đề thi thử. Nhiều thầy cô và các em học sinh sau khi bám sát trang này đã có kinh nghiệm làm bài, kinh nghiệm trọng tâm đề thi. Nên qua các kỳ thi, điểm số môn Văn rất cao.

Câu 1 (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Tuổi trẻ cần sống khác biệt”.

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm trên bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)  

Câu 2 (6.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2019, tr 155)

 ………………………..HẾT………………….

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1

Câu 1:

Phương pháp: giải thích, phân tích, bình luận

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

– Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận văn học khoảng 200 chữ.

– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức:

Gợi ý:

Giải thích “khác biệt” là gì?

“Khác biệt” nghĩa là khác nhau, có những nét riêng làm cho có thể phân biệt với nhau.

* Phân tích, chứng minh, bình luận:

Tại sao tuổi trẻ cần phải biết sống khác biệt?

+ Cần sống khác biệt bởi mỗi cá nhân là một màu sắc khác nhau, không ai giống ai. Tránh dập khuôn, một màu một cách sáo rỗng.

+ “Tuổi trẻ cần sống khác biệt” là một suy nghĩ đúng đắn, phù hợp với giới trẻ trong xã hội hiện nay.

“Sống khác biệt” là sống như thế nào?

– “Tuổi trẻ cần sống khác biệt” nhưng không vì thế mà cho phép bản thân được sống một cách tự do, vượt ngoài những quy chuẩn về đạo đức và thuần phong mỹ tục của xã hội. Sống khác biệt là khác những gì hiện có, vượt lên nó và đạt đến sáng tạo, mạnh mẽ khẳng định bản thân theo chiều hướng tốt đẹp. Khác biệt khác với lập dị. Sự khác biệt phải hướng đến hoàn thiện bản thân và hữu ích cho cộng đồng.

– “Sống khác biệt” là sống đúng với những lý tưởng, quan niệm đúng đắn, đẹp đẽ và cao cả. “Khác biệt” không đồng nghĩa với “dị biệt”, “không phép tắc”. Mọi sự “khác biệt” sẽ được tôn trọng khi nó vì sự phát triển chung của con người và có thể gây cho con người thiện cảm, lòng yêu thương và cảm hứng sáng tạo.

– Tự lập, năng động và sáng tạo sẽ là nền tảng giúp bạn dám sống khác biệt. Hãy dựa vào chính bản thân bạn, hãy tự tin khác biệt. Có làm được như thế thì sự khác biệt của bạn mới được khẳng định.

* Rút ra bài học cho bản thân

Câu 2

* Phương pháp:

– Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

– Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

MB:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Dẫn dắt vấn đề

TB:

– Hoàn cảnh sáng tác

– Vị trí đoạn trích

– Phân tích:

+ Sóng vốn là hiện tượng tự nhiên muôn thưở nơi đại dương mênh mông. Nó là biểu tượng cho sức sống vĩnh hằng, kỳ diệu, biểu tượng cho sự trường tồn bất biến với thời gian.

+ Xây dựng hình ảnh “sóng ngày xưa” và “ngày sau” cùng việc sử dụng tính từ cảm thán “ôi”, tình thái từ chỉ trạng thái “vẫn thế”, Xuân Quỳnh đã khéo léo diễn tả khát vọng vô cùng đẹp đẽ.

+ Sóng ở đây là sóng lòng, sóng chính là “em”. Sóng của biển vĩnh hằng cùng tự nhiên cũng như tình yêu là chuyện muôn đời của đôi lứa, là “khát vọng” muôn thuở của trai gái từ xưa đến nay.

+ Bên cạnh “ngày xưa” – “ngày nay”, Xuân Quỳnh khéo léo đặt vào khổ thơ chữ “trẻ” ở cuối câu thơ, nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của tình yêu.

KB: Nêu cảm nhận chung

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận