9/12-Ngày Quốc tế chống tham nhũng (International Anti-Corruption Day)

Ngày Quốc tế chống tham nhũng năm nay (9/12) là cơ hội để chúng ta nhắc nhở hành động tập thể trong việc ngăn chặn và giải quyết tham nhũng, khi chúng ta suy nghĩ về những hậu quả tàn khốc của COVID-19 đối với các thể chế quản trị, nền kinh tế và xã hội.

Xem thêm: Ngày Người khuyết tật Quốc tế (International Day of Disabled Persons)

Hình ảnh ngày Quốc tế chống tham nhũng (International Anti-Corruption Day)-ảnh 1

1. Ngày Quốc tế chống tham nhũng

Ngày Quốc tế chống tham nhũng, viết tắt là IACD (International Anti-Corruption Day) được tổ chức vào ngày 09 Tháng 12 hàng năm, kể từ khi thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng vào ngày 31 Tháng 10 năm 2003. Đây là một sự kiện thường niên do Liên Hợp Quốc tổ chức, với mục đích nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng, hối lộ và các vấn đề có liên quan, và vinh danh những người chống tham nhũng trong cộng đồng và chính phủ của họ.

“…Nhân Ngày quốc tế chống tham nhũng năm nay, tôi kêu gọi các Chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự hãy cùng nhau đứng dậy chung tay chống lại và ngăn chặn những hậu quả của tham nhũng ảnh hưởng tới xã hội, chính trị và kinh tế ở tất cả các nước. Để hướng tới một tương lai công bằng, toàn diện và thịnh vượng cho tất cả mọi người, chúng ta phải nuôi dưỡng một nền văn hóa toàn vẹn, mang tính minh bạch, có trách nhiệm giải trình và quản trị tốt.”

 Trích thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon
nhân ngày quốc tế chống tham nhũng 2013

2. Công ước phòng chống tham nhũng

Công ước Liên Hợp Quốc phòng chống tham nhũng (tiếng Anh: United Nations Convention against Corruption; viết tắt: UNCAC) đã được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 31 tháng 10 năm 2003 (Nghị quyết 58/4).

Để chống lại tham nhũng, công ước quy định những quy ước và chuẩn mực chung về các vấn đề chính bao gồm:

  • Công tác phòng chống
  • Hình sự hóa tội phạm tham nhũng
  • Thu hồi tài sản bị thất thoát
  • Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật.

Điều 5 đến điều 14 của công ước quy định các biện pháp phòng chống tham nhũng bao gồm: Quy ước về chuẩn mực hành xử của cán bộ, viên chức nhà nước; cũng như các biện pháp bảo đảm sự độc lập của ngành Tư pháp, tiêu chí tuyển chọn cán bộ, viên chức và đấu thầu công khai các dự án, công trình; thúc đẩy tính minh bạch và truy cứu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính công cộng và khu vực tư nhân; mở rộng sự tham gia của các tầng lớp dân chúng trong xã hội dân sự.

Các hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14 tháng 12 2005, sau khi hội đủ 30 quốc gia đầu tiên phê chuẩn.

Hình ảnh ngày Quốc tế chống tham nhũng (International Anti-Corruption Day)-ảnh 2

Công ước Liên Hợp Quốc, trích đoạn:

     “quan ngại về mức độ nghiêm trọng của các vấn đề và mối đe dọa từ tham nhũng đến sự ổn định và an ninh của xã hội, phá hoại các cơ quan và các giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức và công lý và gây nguy hiểm cho sự phát triển bền vững và các quy định của pháp luật”

và các quốc gia phê chuẩn Công ước này phải có trách nhiệm:

     “thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng có hiệu quả và hiệu quả hơn… thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng… [và] thúc đẩy toàn vẹn, trách nhiệm và quản lý tốt các vấn đề công cộng và tài sản công… “

Ký kết và phê chuẩn
Tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2009, đã có 140 chữ ký phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận của 136 quốc gia. Gần đây nhất là Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phê chuẩn Công ước này.

Việt Nam
Chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết đã phê chuẩn Công ước này ngày 3 tháng 7 năm 2009.

Theo phát biểu của điều phối viên thường trú LHQ John Hendra, lộ trình thực hiện công ước này tại Việt Nam có thể bao gồm những bước sau:

  • Nâng cao năng lực và áp dụng các chuẩn mực quốc tế liên quan tới chính sách phòng chống tham nhũng.
  • Chính phủ Việt Nam đề ra một “lộ trình minh bạch”, trong đó quy định chi tiết khối lượng và mục tiêu cụ thể của kế hoạch phòng chống của các cơ quan chính phủ trong thời hạn cụ thể.
  • Mở rộng phạm vi tham gia phòng chống tham nhũng cho những đối tác ngoài khu vực nhà nước, bao gồm các cơ quan báo chí, các tổ chức xã hội…

3. Chiến dịch nói KHÔNG với tham nhũng

“Chiến dịch nói KHÔNG” (“Your NO Counts”) là một chiến dịch quốc tế được tạo ra bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm để đánh dấu ngày chống tham nhũng quốc tế (09 tháng 12) và nâng cao nhận thức về tham nhũng và làm thế nào để chống lại nó.

Chiến dịch quốc tế năm 2009 tập trung vào vấn nạn tham nhũng cản trở những nỗ lực để đạt được các thoả thuận quốc tế về Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, làm suy yếu nền dân chủ và pháp quyền, dẫn đến các vi phạm nhân quyền, làm méo mó thị trường, làm xói mòn chất lượng cuộc sống và cho phép tổ chức tội phạm, khủng bố và các mối khác đe dọa an ninh con người phát triển.

Hình ảnh ngày Quốc tế chống tham nhũng (International Anti-Corruption Day)-ảnh 3

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *