Tìm hiểu giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Trong bài này chúng ta tìm hiểu giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài được blog tuyển chọn và chia sẻ trong tài liệu ngữ văn lớp 12.

Văn mẫu phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

1. Giá trị hiện thực trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

– Bọn chúa đất, bọn thống lí cấu kết với giặc Pháp, được bọn Tây đồn cho muối về bán, ăn của dân nhiều, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc nhiều thuốc phiện nhất làng. Pá Tra cho vay nợ lãi, Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí. Tuổi xuân và hạnh phúc bị cướp mất. Mị sống khổ nhục hơn con trâu, con ngựa.

– A Phủ vì tội đánh con quan mà bị làng xử kiện, bị đánh, bị phạt vạ, trở thành kẻ ở nợ cho Pá Tra.

– Cảnh Mị bị A Sử trói đứng. Cảnh A Phủ bị trói cho đến chết vì tội để hổ bắt mất bò.

– Cảnh bọn Tây đồn Bản Pe càn quét khu du kích Phiềng Sa: cướp lợn, giết người, đốt phá vô cùng tàn bạo.

vo-chong-a-phu-cua-to-hoai-trong-ngu-van-12

2. Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

– Nỗi đau khổ của Mị và sự vùng dậy của Mị toan ăn lá ngón tự tử…, uống rượu, mặc váy áo đi chơi xuân, cắt dây trói cứu A Phủ, cùng chạy trốn.

– Nỗi khổ đau của A Phủ: sống cô độc, bị đánh, bị phạt vạ… vì tội đánh con quan. Bị trói cho đến chết vì tội để hổ bắt mất bò.

– Được Mị cứu thoát. Cùng chạy trốn đến Phiềng Sa. Mị và A Phủ nên vợ nên chồng. Vừa giành được tự do, vừa tìm được hạnh phúc

– A Phủ kết nghĩa anh em với A Châu cán bộ. Trở thành chiến sĩ du kích quyết tâm đánh giặc để giải phóng bản Mèo…

– Mị và A Phủ: từ đau khổ, thân phận nô lệ, bị chà đạp dã man đã vùng dậy tự cứu giành được tự do, hạnh phúc; được giác ngộ cách mạng, đứng lên cầm súng chống lại bọn cướp nước và lũ tay sai.

– Những đêm tình mùa xuân của trai gái Mèo được nói đến như một phong tục chứa chan tinh thần nhân đạo, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

1. Tả cảnh mùa xuân trên rẻo cao: hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ au, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát. Chiếc váy Mèo như con bướm sặc sỡ. Tiếng sáo, tiếng hát tự tình của trai gái Mèo – đầy chất thơ dung dị và hồn nhiên.

2. Kể chuyện với bao chi tiết hiện thực, bao tình tiết cảm động. Dựng người, dựng cảnh sống động: cảnh xử kiện, cảnh Mị cắt dây trói, cảnh ăn thề…

3. Sử dụng các câu dân ca Mèo… tạo nên phong vị miền núi đậm đà: “Anh ném pao, em không bắt-Em không yêu, quả pao rơi rồi…”

Tóm lại, truyện “Vợ chồng A Phủ” khẳng định một bước tiến mới của Tô Hoài, là thành tựu xuất sắc của văn xuôi kháng chiến thời chống Pháp. Câu văn xuôi trong sáng, thanh thoát, nhuần nhị.

Nguồn : Sưu Tầm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận