Bài soạn những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới của Võ Nguyên Giáp lớp 12

Bài soạn những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới được trích Những năm tháng không thể nào quên của Võ Nguyên Giáp được chia sẻ trong bộ tài liệu học tốt ngữ văn lớp 12.

Nội dung bài soạn những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới của Võ Nguyên Giáp :

nhung-ngay-dau-cua-nuoc-viet-nam-moi-cua-vo-nguyen-giap

Câu 1: Bố cục (4 đoạn)

– Đoạn 1 (Từ đầu tới “ập vào miền Bắc”): Tư thế đứng hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, thời gian hồi tưởng “giờ phút hiểm nghèo” của đất nước Việt Nam Mới.

– Đoạn 2 (Tiếp tới “thêm trầm trọng”): Những khó khăn mọi mặt của đất nước khó có thể vượt qua.

– Đoạn 3 (Tiếp tới “370 kg vàng”): Những biện pháp tích cực của chính quyền mới và quyết tâm vượt) qua mọi khó khăn, tinh thần của toàn Đảng.

– Đoạn 4 (Còn lại): Hình ảnh Bác Hồ là tượng trưng cho một chính thể mới, nhà nước mới: nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Câu 2: Nêu điểm nhìn và những cảm nghĩ cụ thể của tác giả?

Điểm nhìn hiện tại là bối cảnh đất nước năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. So với 25 năm trước thì tuy khó khăn nhưng thế và lực của ta đã khác. Năm 1945 là “thời kì làm mưa, làm gió của chủ nghĩa đế quốc”, “gần hai chục vạn quân Tưởng từ mấy ngả ập vào miền Bắc”; còn bây giờ (1970), “mỗi hành động kẻ cướp … không tránh khỏi bị trừng phạt”, mọi cách tô son trát phấn của đế quốc Mĩ với bọn ngụy quyền tay sai ở miền Nam đều “hoàn công vô ích”. Năm 1945, nước Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới, cả Đông Dương khi đó mang tên Indo-China (vùng giáp giới Ấn Độ – Trung Quốc) thuộc Pháp; còn bây giờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã là một nước tự do.

Câu 3:

Nước Việt Nam vừa mới khai sinh đã phải đương đầu với bao khó khăn. Đảng phải hoạt động bí mật, các đảng viên đều công tác dưới danh nghĩa những cán bộ Việt Minh. Chính quyền cách mạng mới, “chưa được nước nào công nhận”. Kinh tế hết sức khó khăn: Ruộng, đất vẫn trong tay địa chủ, bão lụt hạn hán liên miên, buôn bán đình trệ, hàng hóa khan hiếm, ngân khố chỉ còn một triệu bạc sách. Nạn thất nghiệp nhiều, nạn đói, dịch tả phát sinh trở lại.

Tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” khi Pháp xâm lược ở Nam Bộ làm cho càng khó khăn, thách thức lớn.

Câu 4:

Việc quan trọng trước hết là phải củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, giải tán chính quyền cũ (chính quyền của thực dân phong kiến) xây dựng bộ máy chính quyền mới, từ chính quyền cơ sở là Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính đến Trung ương là Quốc dân đại hội, toàn dân đóng góp ý kiến cho dự án Hiến pháp, thi hành một số chính sách mới: địa chủ phải giảm tô 25%, xóa nợ cho nông dân, toàn dân tăng cường học chữ quốc ngữ, học tập thi cử đều miễn phí, động viên tinh thần đóng góp trong nhân dân, lập “Quỹ Độc lập”, kêu gọi đồng bào hưởng ứng “Tuần lễ vàng”. Nội lực của nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.

Câu 5:

Gây ấn tượng mạnh là hình ảnh Bác Hồ, người đứng đầu bộ máy lao động Đảng và Chính Phủ, người cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to, gió lớn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho thấy một nét đẹp sáng ngời và cao cả của bác là toàn tâm toàn ý vì dân, vì nước: “ở Người, mọi vấn đề, …. tình cảm”. Để chính quyền mới còn tội tại và lớn mạnh dần. Bác chủ trương xây dựng “mối quan hệ …. nhân dân”. Bác đề ra 3 mục tiêu quan trọng “diệt giặc đói, diệt … ngoại xâm”.

Câu 6: Nghệ thuật thể hiện hồi kí của đoạn trích:

– Tác giả chỉ kể lại những sự kiện lịch sử có tính khái quát tổng thể.

– Trong khi kể tác giả nêu cảm nghĩ, nhận xét, đánh giá.

Đoạn hồi kí giống như những trang biên niên sử ghi lại những năm tháng không thể nào quên của đất nước.

Xem thêm: Bài soạn nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu ở ngữ văn lớp 12

Nguồn : Sưu Tầm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận